Việc đổ mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng nội môi ở da, kháng khuẩn và tác động trong dưỡng ẩm cho da, điều hoà pH bề mặt da.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người có tình trạng viêm da cơ địa có những thay đổi trong hoạt động thần kinh tuyến mồ hôi và thường có tỉ lệ tăng tiết mồ hôi cao hơn ở những người bình thường. Tuy nhiên có một số nghiên cứu khác thì chỉ ra tình trạng ngược lại.
Từ lâu người ta đã chứng minh được mồ hôi có thể là một trong những yếu tố khởi phát nên tình trạng viêm da cơ địa có thể thông qua phản ứng dị ứng với các kháng nguyên Malassezia hoặc thông qua việc cân bằng nội môi của da bị rối loạn trong viêm da cơ địa.
Tăng tiết mồ hôi cho đến nay vẫn là tình trạng bệnh lý khó điều trị và chưa được hiểu rõ, vốn dĩ nó có thể là những tình trạng nguyên phát hoặc do đáp ứng với tình trạng nền bên dưới nào đó hoặc dưới tác động của thuốc. Viêm da cơ địa không phải là một trong số những nguyên nhân đã biết gây ra viêm da cơ địa dựa theo Hiệp hội Tăng tiết mồ hôi Quốc tế. Những nghiên cứu trước đây ghi nhận có những tác động tăng tiết, giảm tiết hoặc hỗn hợp trên tuyến mồ hôi trong những bệnh nhân bị viêm da cơ địa.
Theo những nghiên cứu hiện nay đã được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu trong da liễu vào tháng 12 năm 2017 tiến hành trên 50 bệnh nhân bị viêm da cơ địa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Anh quốc và 50 trường hợp chứng. Kết quả bộ câu hỏi đánh giá cho thấy trong nhóm viêm da cơ địa có tình trạng tăng tiết mồ hôi gấp 2 lần so với nhóm chứng. Tuy nhiên những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành test đánh giá kích thích điện thế (hay còn gọi là đánh giá đáp ứng da hệ thần kinh thực vật (SSR), và ghi nhận kết quả hoạt động tuyến mồ hôi thông qua hệ thần kinh thực vật có những rối loạn trong những bệnh nhân bị viêm da cơ địa cũng như là những người có tình trạng dị ứng da tiếp xúc.
Protein trong mồ hôi có thể gây bùng phát tình trạng viêm da cơ địa
Một vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tình trạng giảm tiết mồ hôi ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa và đây có thể là nguyên nhân gây ra khô da, trong khi đó những nghiên cứu khác chỉ ra có những tác động hỗn hợp trên hoạt động đổ mồ hôi. Một nghiên cứu gần đây ghi nhận các tuyến mồ hôi trên da bị tác động bởi viêm da cơ địa bởi rối loạn hoạt động chức năng, làm giảm tiết mồ hôi và sau đó là hoạt động tăng tiết mồ hôi thích nghi tại vị trí bờ chân lược ở da. Trong nghiên cứu gần đây có kết quả 30% trong nhóm cơ địa so với 16% trong nhóm chứng đủ tiêu chuẩn của tăng tiết mồ hôi theo bộ câu hỏi.
Trái ngược với tình trạng viêm da cơ địa thì hiếm khi thấy họ phàn nàn quá nhiều về tình trạng tăng tiết mồ hôi. Một người bị viêm da cơ địa có thể cảm thấy khó chịu hơn với mồ hôi của họ bởi vì những phân tử protein trong mồ hôi của họ, và có thể bùng nặng lên tình trạng của họ.
Gần một nửa số nghiên cứu chỉ ra rằng viêm da cơ địa và tăng tiết mồ hôi có xu hướng nặng lên vào mùa hè, trong khi đó sô trường hợp bị viêm da cơ địa mà không có tình trạng tăng tiết mồ hôi có tình trạng tương tự (2.8%).
Việc sử dụng bộ câu hỏi để phát hiện ra tình trạng tăng tiết mồ hôi có những điểm hạn chế như không đánh giá được chính xác lượng mồ hôi tiết ra và cũng không dựa trên một đánh giá cận lâm sàng nào cả, chủ yếu dựa trên tiền sử và diễn tiến bệnh sử của bệnh nhân và những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Rõ ràng những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh thực vật có tác động đến cả hai tình trạng thông qua những gì chúng tác động trên bề mặt da. Hệ thần kinh thực vật kiểm soát việc tiết mồ hôi thông qua các bó sợi C, sudomotor mà khi kích thích sẽ làm tăng tiết mồ hôi. SSR test được tiến hành bằng cách kích thích qua da dòng điện 20 mA vào bàn chân để gây đáp ứng tiết mồ hôi, sau đó đo lường những thay đổi điện trở trên da lòng bàn tay. Khi thời gian đáp ứng kéo dài gợi ý tình trạng rối loạn phân bộ hệ thần kinh thực vật. Biên độ SSR thấp có thể chỉ điểm mật độ tuyến mồ hôi thấp, tuy nhiên phương pháp này cũng bị tác động bởi nhiệt độ của da và một số yếu tố khác. Độ trễ trong đáp ứng SSR thấp hơn đáng kể trong nhóm bị viêm da cơ địa cho thấy có thể có tình trạng phân bố chi phối thần kinh giao cảm thích hợp trong viêm da cơ địa.
BS Trần Ngọc Nhân