Thay đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt hơn là khi chúng đang thay đổi với một tốc độ không tiên đoán được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, trong đó có thể kể ra như các bức xạ mặt trời, dòng lưu chuyển đại dương, biến đổi địa chất cũng như là tác động của con người đối với thế giới tự nhiên. Nhiều hoạt động của con người, ví dụ như khí thải chất đốt, dầu mỏ và hiệu ứng nhà kính tích lũy, phá rừng, thay đổi tập tính canh tác, quá trình công nghiệp hóa… Mọi yếu tố đang làm trái đất ấm lên (nhiệt độ tăng trung bình cao hơn 0.6 o C trong hơn 100 năm qua), độ ẩm không khí thay đổi, vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng. Những xu hướng chuyển dịch này có tác động đến hoạt động của con người và dĩ nhiên là trong đó có da của chúng ta.
Da là cơ quan tiếp xúc chính với môi trường, do đó mà các tình trạng da luôn là vấn đề hàng đầu đáp ứng tương ứng với những biến đổi khí hậu, môi trường.
Ung thư da
Tổ chức y tế thế giới ước tiên đoán rằng việc sụt giảm tầng ozone có thể làm gia tăng các tình trạng ung thư da (cả ung thư tế bào hắc tố và ung thu da không hắc tố). Có những con số khi nhiệt độ tiếp xúc môi trường tăng lên 2oC trong thời gian dài thì có thể làm tăng tác động gây ung thư của tia UV lên 10%.
Có mối liên quan giữa sự sụt giảm tầng ozone và hiệu ứng nhà kính. Tầng ozone có vai trò hấp thụ các tia cực tím chiếu đến trái đất, đặc biệt là các tia có hiệu ứng sinh học mạnh làm tổn thương tế bào (ví dụ như các tia UVB bước sóng ngắn). Chúng ta biết rằng có nhiều hóa chất công nghiệp halogen hóa như chlorofluorocarbon hoặc CFC (được sử dụng trong máu lạnh điều hòa) và methyl bromide sẽ cực trơ ở nhiệt độ bề mặt trái đất, nhưng chúng có phản ứng với ozone khi nhiệt độ đạt cực lạnh ở 2 đầu bán cầu của trái đất. Hiện tượng này gây phá hủy tầng ozone, đặc biệt là vào giai đoạn mùa đông hoặc đầu xuân.
Suốt những năm 1980s và 1990s, nồng độ ozone trung bình quanh năm sụt giảm quanh mức 4% trong mỗi 10 năm. Con số này ở những vùng như Úc, New Zealand, Argentina, Nam Phi xấp xỉ khoảng 6-7%. Dự báo tình trạng tiếp xúc với UV sẽ đạt đỉnh vào năm 2020, với ước tính con số sụt giảm 10% khả năng bảo vệ tia UV so với mức ghi nhận vào những năm 1980s.
Hậu quả là điều mà chúng ta có thể đoán trước được. Con số ước tính xấp xỉ khoảng 5% số người sống ở quanh góc vĩ tuyến 45o Bắc bán cầu (Châu Âu) sẽ bị ung thư da (nếu như không có gì thay đổi). Con số ước tính ở Mỹ là 10% vào khoảng những năm 2050.
Vào giữa những năm 1980s, có một số quy chuẩn được ban hành để giảm thiểu gánh nặng sụt giảm tầng ozone. Metreal Protocol được đưa ra vào năm 1987, quá trình thanh thải những khí gas gây phá hủy tầng ozone bắt đầu diễn ra thực sự. Có một số cải thiện được ghi nhận nhưng với tốc độ chậm, đạt được phục hồi gần với giữa thế kỉ XX.
Tiếp xúc nhiều với tia UV cũng làm gia tăng đục thủy tinh thể, và làm ức chế miễn dịch toàn thân, tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng diễn ra. Điều này còn làm thay đổi tỉ lệ các bệnh lý tự miễn, hiệu quả vaccine đã có ở mức độ nào đó.
Thời tiết cực đoan
El Nino là hiện tượng xảy ra ở Đại tây dương trong khoảng mỗi 2-7 năm và tình trạng này làm thay đổi nhiều vấn đề về mặt da liễu. Thuật ngữ El Niño Southern Oscillation (ENSO) dùng để chỉ tình trạng khí hậu phúc tạp gây ra do dao động nhiệt độ nước biển ở những vùng phía đông Đại tây dương nhiệt đới, El nino chỉ giai đoạn ấm lên trong chu kì ENSO, La Nina chỉ giai đoạn lạnh trong chu kì ENSO. Kiểu thời tiết này góp phần vào việc gây nên những biến đổi khí hậu ở một số vùng nào đó trên thế giới và nó liên quan đến một số đợt bùng phát dịch bệnh tương ứng.
El Nino có liên quan tới việc làm tăng cao các bệnh lý dày sừng quang hóa, nấm da, lang ben, rôm sẩy, viêm nang lông, trứng cá đỏ, viêm da gây ra do mạt, hay một số bệnh truyền nhiễm do các vector trong không khí hoặc nước như (sốt xuất huyết dengue, leishmaniasis, bệnh Chagas, Barmah forest virus, leptospirosis), và làm giảm các bệnh lý viêm da, ghẻ, vảy nến và mày đay dạng sẩn.
La Nina có liên quan đến các bệnh lý thủy đậu, tay chân miệng hoặc bệnh do Ross River virus, đồng thời làm giảm các bệnh lý như mụn cóc do virus, leishmania.
Ở góc độ nào đó, ấm lên toàn cầu còn ảnh hưởng đến các vấn đề có tính chất mùa do chất ô nhiễm về cả tỉ lệ, thời gian, mức độ nặng của các bệnh như hen phế quản, nhiễm trùng hô hấp, chàm cơ địa.
Các bệnh lý truyền nhiễm do vector
Trong năm vừa qua, đại dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi và bắt đầu lan rộng ra nhiều quốc gia, khu vực. Tình trạng tự nhân lên truyền nhiễm virus Chikunuanya xảy ra ở cả những vùng không có yếu tố dịch tễ như Châu Âu, vùng biển Caribbean, Mỹ. Virus Zika lại nổi lên ở Đại tây dương với sự lây lan từ những ca nhiễm bệnh. Khí hậu thay đổi, nạn phá rừng có liên quan đến hiện tượng di cư, tái phân bố địa lý của các vector gây ra một số bệnh truyền nhiễm (leshmanina, bệnh Lyme, và bây giờ lá virus Zika). Khí hậu ấm, ẩm hơn còn tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Cuối cùng, tác động rộng hơn, đó là trên phương diện sinh thái học. Tia UV làm rối loạn cấu trúc phân tử của quá trình sinh tổng hợp quang học trên mặt đất (thảm thực vật) và cả dưới đáy biển (phytoplankton). Điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lương thực và gây nên các tác động đến sức khỏe và dinh dưỡng.
(lược dịch)
BS Trần Ngọc Nhân