Trong một thời gian dài, y học nhìn nhận hàng rào bảo vệ da ở những trẻ sinh đủ tháng cũng có khả năng tương ứng với người lớn. Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng da của trẻ thì có xu hướng dễ bị tổn thương, nhạy cảm, và cần được chăm sóc đặc biệt hơn người lớn. Vậy thì quan điểm nào mới đúng?
Da trẻ mới sinh ra có những khác biệt với người trưởng thành: trẻ có da mỏng hơn từ 40-60%, ít lông/tóc hơn, và có độ liên kết giữa các lớp cấu trúc da lỏng lẽo hơn (giữa thượng bì và trung bì). Ngoài ra, tỉ số giữa diện tích bề mặt toàn cơ thể trên cân nặng cao hơn rất nhiều (lên đến 5 lần) so với người lớn. Do đó mà da trẻ cực kì dễ bị tổn thương, nhiễm trùng và tăng sự hấp thu các chất qua da (thuốc, hóa chất hoặc các thành phần gây hại khác,…)
Liệu có nên tắm bé hàng ngày?
Thực sự thì số lần tắm cho trẻ hàng ngày tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Những yếu tố cần phải xem xét đến như lứa tuổi của trẻ, thời tiết, và môi trường trẻ tiếp xúc trong ngày như thế nào. Đối với trẻ nhỏ, việc tắm toàn thân mỗi 2-3 ngày một lần là khá đủ để làm sạch cơ thể, kèm theo rửa sạch những vùng da cần thiết như vùng tả, mặt, tay, nếp kẽ ở cổ… mỗi ngày.
Những trẻ lớn hơn có thể cần tắm rửa hàng ngày nếu như trẻ có chạy nhảy ngoài trời, thoa chống nắng, đến những nơi đông người (trường học, nhà trẻ, siêu thị, bệnh viện…). Trong những tháng mùa đông, số lần tắm có thể cần giảm xuống để hạn chế tác động gây khô da do độ ẩm thấp của môi trường. Tránh sử dụng xà bông có hương liệu, chất tạo màu, tạo bọt nhiều trong thời gian dài bởi vì chúng có thể làm thay đổi pH da, gây khô, kích ứng, dị ứng da. Thời gian tắm lí tưởng chí nên giới hạn trong khoảng ít hơn 15 phút với các sản phẩm tắm rửa phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần thoa kem dưỡng sau khi tắm rửa, đặc biệt ở những vùng da có xu hướng dễ bị khô, viêm đỏ hoặc cần củng cố thêm hàng rào bảo vệ da.
Cách tốt nhất để làm sạch da cho bé là gì? Liệu có phải chỉ tắm rửa bằng nước sạch là cách tốt nhất giúp làm sạch da cho bé hay không?
Nước không đủ sức để làm sạch và loại bỏ đi các yếu tố không mong muốn còn lưu lại trên da như các enzyme từ phân, các thành phần trong nước tiểu, và các chất bề mặt không hòa tan trong nước khác. pH của nước có tính kiềm được minh chứng làm răng pH bề mặt da khi sử dụng trong một thời gian quá kéo dài.
Nước có chứa nồng độ khoáng cao có thể gây rối loạn chức năng hàng rào da trong khi đo nhiệm vụ làm sạch của nó thì lại không được đảm bảo. Cùng dừng lại ở đây chút xíu, không phải mọi phương pháp làm sạch da đều giống như nhau. Xà bông, chất tẩy rửa và một số sản phẩm tắm rửa cũng có thể làm tăng độ pH da và có độ kích ứng, dị ứng khá cao.
Nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng, những công nghệ sản xuất hiện đại mang lại nhiều sản phẩm cho phép mang lại tác động làm sạch hiệu quả nhưng lại có ít chất surfactant bề mặt hơn, những phân tử micelles kích thước lớn hơn, độ pH phù hợp sinh lý hơn. Do đó, chúng cũng ít gây kích ứng da hơn. Đa phần các sản phẩm mới đều ở dạng lỏng (gel hoặc nước tắm cho body), khi tắm cũng ít tạo bọt hơn. Sản phẩm tắm rửa cho bé tốt nhất cần giảm thiểu tối đa mùi và màu kèm theo các đặc tính an toàn, nhẹ dịu mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt.
pH của nước có tính kiềm được minh chứng làm răng pH bề mặt da khi sử dụng trong một thời gian quá kéo dài. Nước có chứa nồng độ khoáng cao có thể gây rối loạn chức năng hàng rào da trong khi đo nhiệm vụ làm sạch của nó thì lại không được đảm bảo. Cùng dừng lại ở đây chút xíu, không phải mọi phương pháp làm sạch da đều giống như nhau. Xà bông, chất tẩy rửa và một số sản phẩm tắm rửa cũng có thể làm tăng độ pH da và có độ kích ứng, dị ứng khá cao.
Đa phần các sản phẩm mới đều ở dạng lỏng (gel hoặc nước tắm cho body), khi tắm cũng ít tạo bọt hơn. Sản phẩm tắm rửa cho bé tốt nhất cần giảm thiểu tối đa mùi và màu kèm theo các đặc tính an toàn, nhẹ dịu mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt. Bên cạnh đó cũng cần thoa kem dưỡng sau khi tắm rửa, đặc biệt ở những vùng da có xu hướng dễ bị khô, viêm đỏ hoặc cần củng cố thêm hàng rào bảo vệ da.
Một nghiên cứu ở Đức cho thấy các tác động của liệu trình chăm sóc da trên chức năng hàng rào bảo vệ da ở những trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh cho thấy: khi sử dụng sữa tắm có độ pH 5.5 và thoa kem dưỡng sau khi tắm đồng thời mang lại hiệu quả làm giảm mất nước qua da đáng kể, lưu lại lượng nước trong da tối ưu hơn là khi chỉ tắm rửa đơn thuần. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng khi sử dụng liệu trình chăm sóc da như vậy cũng làm quá trình hình thành lớp acid mantle của da chậm hơn trong 8 tuần đầu đời của trẻ.
Còn tiếp…! (đón đọc trong các chuyên đề về da trẻ em trên website này)